Các khóa học đã đăng ký

5 ĐIỀU CẦN LƯU Ý KHI CHỌN NGHỀ.

Nghề nghiệp là thứ theo ta 30 – 40 năm, gắn bó với ta nhiều nhất trong suốt quãng thời gian thanh xuân đến khi về già. Vậy nên chọn được đúng nghề, chúng ta sẽ hạnh phúc. Nhưng việc tìm hiểu thông tin để chọn được đúng nghề ở Việt Nam đang chưa được coi trọng.

Tình trạng làm trái ngành của sinh viên mới ra trường hầu như là một hiện tượng bình thường. Hơn nửa số học sinh cuối cấp được phỏng vấn cho biết họ không hề có định hướng nghề nghiệp cho mình. Đáng buồn hơn, 50% sinh viên năm thứ 3 của một lớp đại học trả lời trong một cuộc khảo sát rằng họ không hiểu hay thậm chí không mặn mà nghành mình đang học và “muốn chuyển ngành học khác phù hợp hơn”. Đây là một thiệt hại lớn cho xã hội khi làm tốn hao nguồn tài lực và làm lãng phí thời gian tuổi trẻ của các bạn sinh viên.

Chọn cho mình một nghề nghĩa là chọn cho mình một tương lai. Việc chọn nghề thực sự quan trọng và vô cùng cần thiết. Chọn sai lầm một nghề nghĩa là đặt cho mình một tương lai không an toàn và vững chắc. Không phải ai cũng có thể trả lời được câu hỏi: Làm thế nào chọn được một nghề phù hợp? Sau đây là 5 lưu ý cơ bản chúng tôi nghĩ bạn nên cân nhắc khi bắt đầu tự định hướng nghề nghiệp.

1. Chọn nghề trước, chọn trường sau

Nghe thì có vẻ hiển nhiên, song trên thực tế thì điều trái ngược xảy ra thường xuyên hơn.

Nhiều bạn khi đăng kí dự thi vào các trường đại học đã không xét đến những yếu tố nghề nghiệp và bản thân. Có bạn chọn trường thi chỉ vì trường đó nổi tiếng và danh giá. Có bạn chọn trường đại học để dự thi chỉ vì điểm chuẩn của năm trước thấp và có thể bảo đảm cho bạn một tấm vé vào đại học.

Trong khi đó, đáng lẽ trước tiên các bạn phải xác định mình sẽ làm nghề gì. Thực sự vấn đề đặt ra ở đây là: “Làm thế nào để chọn nghề phù hợp?” .

 

2. Cân nhắc những gì khi chọn nghề

Hướng nghiệp là 1 quá trình nghiêm túc và cân nhắc kỹ lưỡng. Những điều mà các bạn cần vượt qua là sự tác động của những quan điểm sau:

+ Chọn nghề theo sư áp đặt của người khác: Bạn chọn nghề theo lời khuyên của bố mẹ và các anh chị. Nhưng nghề nghiệp và cuộc sống tương lai do chính bạn quyết định, và bạn sẽ đồng hành cùng nó suốt đời. Vì vậy, bạn chỉ nên tiếp thu ý kiến từ bố mẹ, và luôn tin tưởng vào quyết định của mình. Hãy chịu trách nhiệm với cuộc sống của bản thân cũng như lựa chọn, định hướng tương lai của mình.

+ Chọn nghề may rủi.

+ Chọn nghề theo “mác”, theo “nhãn”.

+ Chọn nghề nổi tiếng, dễ kiếm tiền.

+ Chọn nghề không nghĩ đến những điều kiện có liên quan như: điều kiện kinh tế cá nhân hoặc gia đình, thời gian học nghề, tuổi thọ của nghề, đầu ra của nghề…

 

3. Cần tìm hiểu kỹ lưỡng về những ngành nghề trong xã hội.

Sau khi bạn chọn được nghề mình có tiềm năng, bạn cần phải tìm hiểu về yêu cầu nghề bạn đã chọn. Cụ thể ngoài triển vọng nghề nghiệp, mức lương, thị trường lao động thì còn cả môi trường làm việc, những thách thức nghề nghiệp, những khó khăn và thuận lợi trong nghề nghiệp…

Cụ thể hơn, các bạn cần phải trả lời được những câu hỏi gợi ý sau:

+ Tên nghề và những chuyên môn thường gặp trong nghề.

+ Nội dung và tính chất lao động của nghề.

+ Những điều kiện cần thiết để tham gia lao động trong nghề.

+ Những chống chỉ định y học.

+ Những nơi có thể học nghề.

+ Những nơi có thể làm việc sau khi học nghề.

 

4. Khám phá bản thân

Xuất phát điểm của hành trình hướng nghiệp phải là sở thích, sở trường năng khiếu. Đó là điều quan trọng và cốt lõi.

Chọn nghề phải phù hợp với tính cách của cá nhân.

Điều này rất quan trọng khi bạn chọn nghề. Năng lực có thể cải thiện để phù hợp với công việc nhưng tính cách thuộc về bản chất thì khó có thể thay đổi một sớm một chiều. Ở đây chúng ta đang nói đến những công việc lý tưởng có thể khiến mỗi ngày bắt đầu làm việc ta đều cảm thấy vui vẻ và hứng khởi.

Chọn nghề phù hợp với năng lực, khả năng trí tuệ

Đây là tình trạng dễ bắt gặp nhất đối với các học sinh nước ta. Nhiều bậc phụ huynh khi giúp con chọn nghề ít để ý đến năng lực học tập của chúng. Đôi khi sức học có hạn nhưng lại chọn trường đòi hỏi khả năng học tập, nghiên cứu cao mà ít người có thể theo được. Nếu may mắn trúng tuyển vào ngành đã chọn nhưng do sự đòi hỏi cao của ngành học, bản thân không đủ năng lực để theo học sẽ dễ dẫn đến việc bỏ học. Hãy phân tích thực tế và dựa vào năng lực của mình để chọn ngành nghề phù hợp.

Cần có khả năng đặc biệt khi chọn những nghề thuộc nhóm ngành đặc biệt

Một số ngành nghề như kiến trúc, hội họa, ca hát, nhảy múa… đòi hỏi người học phải có những khả năng chuyên biệt như độ khéo léo, tỉ mỉ... Do vậy, trước khi chọn nghề bạn phải tìm hiểu và biết mình có những khả năng ấy hay không. Nếu quá yêu thích, các bạn có thể bù vào năng khiếu bằng sự kiên trì và không ngừng cố gắng. Nói cho cùng, kiên trì cũng là một loại năng khiếu.

5. Khía cạnh tài chính và sức khỏe cũng là yếu tố quan trọng quyết định nghề

Nếu bạn muốn theo đuổi những ngành học mà dụng cụ học tập đặc biệt tốn kém hoặc học phí đã quá cao thì cần phải cân nhắc kỹ hơn. Cũng có những ngành khác yêu cầu về sức khỏe cao, như kỹ sư lâm nghiệp, nuôi trồng thủy hải sản, vận động viên. Đây rõ ràng không phải môi trường thuận lợi cho những bạn có thể chất kém hoặc có bệnh bẩm sinh.

Và cuối cùng một điều quan trọng nhất đó chính là tâm huyết với nghề. Bất cứ bạn chọn nghề gì, công việc gì thì bạn phải tự trau dồi kiên thức và năng lực nghề nghiệp thì bạn mới thành công. Tin mừng là các bạn KHÔNG phải gắn bó với 1 nghề trong suốt cuộc đời làm việc của mình. Nghiên cứu chỉ ra rằng một người trung bình thay đổi nghề nghiệp 5 lần trong đời. Công việc trước sẽ làm bước đệm vững chắc cho công việc sau, thậm chí nhờ có nó, bạn mới tìm thấy công việc lý tưởng cho mình. Vì vậy, nếu đã cân nhắc tìm hiểu hết sức có thể thì chẳng có gì hối tiếc hay do dự. Chúc bạn thành công với quyết định của mình!

Theo Blog.profiles-sea.com

Học viện Thành Công có những chương trình hỗ trợ cho các bậc phụ huynh giúp con tự định hướng nghề nghiệp của mình. Nếu quý phụ huynh quan tâm, có thể đăng ký tại: https://success.com.vn/tuong-lai-con-nam-trong-tay-ban 


Cũ hơn Mới hơn


Danh mục tin tức

Từ khóa

Thông tin liên hệ

hỗ trợ trực tuyến
Bạn muốn tìm hiểu thêm thông tin về các khóa học và các hoạt động của Học viện Thành Công?
thông tin tuyển sinh
Bạn cần tìm hiểu thêm về các tiêu chí tuyển chọn học viên cho các khoá học?
các hoạt động sắp diễn ra
Các hoạt động và sự kiện sắp diễn ra sẽ được cập nhật tại đây. Đừng bỏ lỡ nhé!
Câu hỏi thường gặp

Xuất phát từ quan điểm giáo dục từ nguồn 3 gốc rễ của con người: GIỚI - ĐỊNH - TUỆ. TGD HVTC muốn đào tạo giới trẻ có đạo đức, kiên định và phát triển trí tuệ.

Tiêu chí phát triển toàn diện TÂM - THÂN - TRÍ - NGHỊ LỰC cho trẻ em.

Theo Minh triết Việt thì người Việt mình rất tài giỏi, thông minh, là dân tộc có chữ viết riêng trên mai rùa (gọi là chữ khoa đẩu), chữ viết này có trước cả chữ của người Trung Quốc cổ. Bộ lịch 12 con giáp, thuốc súng, giấy, đạo Lão (Lão Tử...) cũng có nguồn gốc của người Việt. Vì vậy, TGD HVTC muốn thổi hồn tinh thần chiến binh người Việt cổ cho các bạn trẻ với mong muốn các bạn sẽ sáng tạo không ngừng, mạnh mẽ không lùi bước trước khó khăn.

Rồng là linh vật đứng đầu trong tứ linh (Long, Ly, Quy, Phượng), là biểu tượng cho sức mạnh, quyền lực và ước vọng của người Việt. Đồng thời đó cũng là niềm tự hào về nguồn gốc dân tộc: Con Rồng Cháu Tiên.

Chương trình phù hợp cho các học viên độ tuổi từ 10 - 18 tuổi, với tiêu chí mong muốn phát triển toàn diện TÂM - THÂN - TRÍ - NGHỊ LỰC

Chương trình diễn ra vào 2 ngày thứ 7 và chủ nhật với 3 buổi học/ngày: sáng từ 8h30 - 12h, chiều từ 13h30 - 17h30, tối từ 19h đến 20h30.

BTC sẽ tổ chức chương trình tại địa điểm là các khách sạn 3 sao hoặc các địa điểm có chất lượng tương tự để đảm bảo cho các học viên điều kiện tốt nhất trong suốt thời gian tham gia khóa học.

GIẢI ĐÁP MỌI THẮC MẮC
CỦA PHỤ HUYNH VÀ SINH VIÊN

* Thắc mắc của bạn sẽ được phản hồi trong 24h. Xin cảm ơn!