Các khóa học đã đăng ký

VN NGÀY NAY: Xâm hại trẻ em và những quan niệm cha mẹ còn sai lầm

Xâm hại trẻ em và những quan niệm cha mẹ còn sai lầm

Ấu dâm, lạm dụng tình dục là cấp độ xâm hại cao nhất, gây nguy hiểm và tổn thương nặng nề nhất cho trẻ em. Nhưng nhắc đến xâm hại trẻ em, nhiều người thường chỉ nghĩ tới những hành động đụng chạm, sờ mó vào vùng kín hoặc giao cấu với trẻ. Trên thực tế, có những hành vi được coi là xâm hại mà người lớn không ngờ tới.

Ông Vũ Việt Anh (Tổng Giám đốc Học viện Thành Công) cho biết xâm hại gồm các cử chỉ, hành động, lời nói khiến trẻ không thoải mái chứ không chỉ là hành vi tổn thương đến thân thể; và có thể trong lúc vô tình cha mẹ đã xâm hại con mà không biết.

Muốn bảo vệ con, cha mẹ cần nhận biết được những quan niệm sai lầm còn tồn tại về xâm hại trẻ em. Vì đã có trường hợp do cha mẹ ngại ngần không chia sẻ với con kiến thức về giới tính, kỹ năng phòng vệ mà khi lớn lên đứa trẻ ấy mới nhận thức và biết được ngày bé mình từng bị xâm hại bởi những người hàng xóm như thế nào.

Chỉ bé gái mới bị xâm hại tình dục

Mở VN Ngày Nay, xem nhiều ảnh hơn >

“Sai lầm đầu tiên mà các phụ huynh hay mắc phải khi nghĩ về ấu dâm là chỉ có các bé gái mới là nạn nhân của xâm hại tình dục. Thực ra các bé trai cũng có nguy cơ xâm hại nhiều” – ông Việt Anh nói.

Thống kê của Quỹ dân số Liên hợp quốc tại Việt Nam (UNFPA), tỷ lệ nguy cơ bị xâm hại tình dục ở bé gái và bé trai lần lượt là 1/4 và 1/6. Các nạn nhân thường ở độ tuổi rất nhỏ, trung bình chỉ 9 tuổi.

Theo ông Vũ Việt Anh, trên thực tế thì bé trai và bé gái có nguy cơ bị xâm hại tình dục như nhau. Xâm hại tình dục ở bé trai khó bị phát hiện hơn vì mọi người vẫn chưa có nhận thức đúng thế nào là xâm hại. Ví dụ những hành vi thường được nghĩ là bình thường như chú/cậu sờ chỗ kín của bé trai và nói lời trêu chọc, coi đó là đùa vui thôi nhưng thực ra nó đã là xâm hại. Còn ở những vụ xâm hại tình dục với bé gái được trình báo thì xâm hại đã ở mức độ có hành vi giao cấu, động chạm đến các bộ phận nhạy cảm. “Vì vậy mới có thống kê hơi lệch” – ông nhận định.

Đụng chạm phần nhạy cảm mới là xâm hại

Mở VN Ngày Nay, xem nhiều ảnh hơn >

Lời nói tục tĩu, khiến trẻ khó chịu cũng là hành vi xâm hại

Xâm hại trẻ em có nhiều mức độ, nhưng thông thường người ta mới chỉ biết mức độ xâm hại cao nhất là xâm hại tình dục và đánh đồng hai khái niệm này với nhau. Thậm chí có người đã vô tình xâm hại ngay đứa trẻ mình yêu thương như con, như cháu mình vì không biết đó là hành vi xâm hại.

Xâm hại trẻ em không chỉ là hành động mà còn ở lời nói. Theo ông Việt Anh, hành vi xâm hại trẻ em đầu tiên là liên quan đến lời nói: xúc phạm, tục tĩu... Tiếp đó là sự phân biệt đối xử, xo sánh trẻ với người khác hoặc nói về những đặc điểm trên cơ thể trẻ... khiến trẻ không thoải mái. Cuối cùng, hành vi có tính chất bạo lực như đánh, mắng, chửi... cũng là xâm hại.

Từ đó suy ra, xâm hại tình dục cũng bao gồm cả những hành vi nói về bộ phận nhạy cảm, đụng chạm, nhìn/bắt nhìn vào bộ phận nhạy cảm, cho xem hình khỏa thân, phim, tài liệu đồi trụy... “Các phụ huynh và trẻ cần biết để hiểu rộng hơn về xâm hại tình dục, không chỉ là xâm hại thể xác, đụng chạm đến bộ phận sinh dục mà có thể bắt đầu từ câu chuyện tục tĩu, hành vi, hành động nói đến bộ phận nhạy cảm. Xâm hại sẽ xảy ra ở nhiều mức độ và góc cạnh khác nhau của cuộc sống. Chúng ta cần phát hiện sớm thì con mới ít gặp nguy cơ trở thành nạn nhân của xâm hại tình dục.” – ông Việt Anh khẳng định.

Cha mẹ thường xâm hại con dưới hình thức xao nhãng

Theo điều 4, Luật Trẻ em Việt Nam 2016: “Xâm hại trẻ em là hành vi gây tổn hại về thể chất, tình cảm, tâm lý, danh dự, nhân phẩm của trẻ em dưới các hình thức bạo lực, bóc lột, xâm hại tình dục, mua bán, bỏ rơi, bỏ mặc trẻ em và các hình thức gây tổn hại khác”.

Nói cách khác, xâm hại trẻ em là bất cứ hành động (hoặc không nhất thiết là hành động) có chủ ý và làm tổn thương hoặc gây nguy hại cho trẻ. Có 4 hình thức chính của xâm hại trẻ em là xâm hại về thể chất, tinh thần, tình dục và xao nhãng.

Hàng năm, trên thế giới có hàng triệu trẻ em bị xâm hại dưới các hình thức khác nhau, trong đó có nhiều trẻ phải trải qua nhiều hình thức xâm hại khác nhau, tại cùng một thời điểm.

Theo ông Vũ Việt Anh, cha mẹ cần có thời gian chăm sóc, chuyện trò và chia sẻ với con nhiều hơn. Ông nói: “Sự xao nhãng, bỏ rơi cũng được tính là một dạng xâm hại. Và thường thì bố mẹ cũng xâm hại con ở trong dạng xao nhãng”.

Chị B.T.P.G (Cầu Giấy, Hà Nội) tâm sự, phòng chống xâm hại cho trẻ em là chủ đề chị rất quan tâm và cũng muốn tìm hiểu để dạy con. “Trước đây tôi không biết những chuyện tưởng rất đơn giản, bình thường như thay quần áo trước mặt con nhỏ, cho con đi vệ sinh bên ngoài đường... là xâm hại và gia tăng nguy cơ khiến con trở thành nạn nhân bị xâm hại” – chị chia sẻ.

Còn chị M (Cầu Giấy) cũng có cảm nhận tương tự sau khi cùng tham gia buổi tập huấn “Kỹ năng phòng chống xâm hại cho trẻ”. Chị M cho rằng, những buổi tập huấn như này là rất cần thiết vì mọi người đều thấy lo lắng, bất an trước vấn đề xâm hại trẻ em nhưng lại không biết làm thế nào. “Có những cái vô tình mình không biết, coi là điều hết sức bình thường thì lại là điều bất thường. Đáng ra buổi tập huấn này tôi phải đưa mẹ chồng đến vì bà rất hay xi tè cháu ở dưới sân, ngoài đường vì bà bảo cái đó làm sao mà nhịn được. Chính tôi cũng bất ngờ vì ngay cả những hành động bình thường thể hiện sự quan tâm, yêu thương như ôm chào tạm biệt thì mình cũng không nên thúc giục, bắt con làm vì nó sẽ gây hại cho con sau này. Còn chuyện sờ vào vùng kín của bé là điều tôi hết sức phản đối” – chị M nói.

Có xâm hại gọi là “xâm hại nhìn”

Mở VN Ngày Nay, xem nhiều ảnh hơn >

Trong số 5 cảnh báo xâm hại thì cảnh báo nhìn được xếp đầu tiên, sau đó mới đến xâm hại nói, động chạm, rủ đến nơi văng vẻ và ôm, bế. Có những hành vi thường bị coi nhẹ như xi tè con ở nơi công cộng, chụp ảnh khoe vùng kín của con..., nhưng đó là cảnh báo nhìn vì rất nhiều người có thể quan sát, nhìn thấy. Ông Việt Anh cho biết: “Cảnh báo nhìn là dấu hiệu đầu tiên để cảnh báo xâm hại. Nếu có một kẻ nào đó nhìn vào chỗ kín của các con hoặc bắt các con nhìn vào vùng kín của họ thì đó đều là hành vi xâm hại, gọi là xâm hại nhìn”.

Bởi thế, trong sinh hoạt hàng ngày cũng như khi tham gia các hoạt động tập thể, cha mẹ cần dạy con bảo vệ, che khuất vùng kín của mình trong bất cứ tình huống nào. Để con có thói quen tốt, cha mẹ cũng cần làm gương cho con.

Đầu tiên là không thay đồ trước mặt con vì có khả năng con sẽ suy nghĩ có thể cho người cùng giới, người thân trong gia đình thấy cơ thể của mình. “Đồng thời, thay quần áo trước mặt con là vô tình ép con nhìn vào bộ phận sinh dục của mình một cách không mong muốn. Chúng ta có thể nói con nhắm mắt lại, quay mặt đi nhưng kiểu gì trẻ cũng sẽ nhìn mình. Đây là phản ứng thuộc về tâm lý học” – ông Việt Anh giải thích.

Thứ hai là không cho con đi vệ sinh bừa bãi ở nơi công cộng vì còn có thể không ngần ngại khi khoe cơ thể của mình. Đồng thời, để các con có phản xạ bảo vệ, giữ gìn vùng kín của mình thì ngay trong sinh hoạt hằng ngày, cha mẹ cũng cần tôn trọng sự riêng tư cho con.

“Chìa khóa” giúp trẻ phòng chống xâm hại

Dạy con gọi tên các bộ phận trên cơ thể và vùng kín

Từ giai đoạn 0-3 tuổi, cha mẹ cần dạy cho bé biết gọi tên các bộ phận trên cơ thể mình, phần riêng tư – không riêng tư, bộ phận người khác không được nhìn của mình và mình không được nhìn của người khác, phân biệt sự khác nhau giữa con trai, con gái. Nếu cha mẹ không đưa chỉ dẫn cụ thể như vậy thì khi có kẻ xấu đụng chạm vào bộ phận các con không muốn thì các con cũng không biết phản ứng hoặc nói lại với bố mẹ thế nào.

Điều này là vô cùng quan trọng với các con bởi đã có những vụ án ấu dâm không mở rộng thêm được chứng cứ, không tiếp tục truy tố được vì bé không gọi tên được bộ phận cơ thể mình bị đụng chạm mà chỉ nói là “chỗ ấy”.

Tránh xa người lạ mặt

Cha mẹ cần đưa cho trẻ những chỉ dẫn để nhận diện người tốt và người xấu, tránh xa người lạ mặt xấu. Dạy trẻ nâng cao tính cảnh giác, đề phòng, không bắt chuyện làm quen hoặc đi theo người lạ mặt mà không có sự đồng ý của cha mẹ.

Cha mẹ cũng nên trang bị cho con những kỹ năng tìm kiếm sự giúp đỡ: từ cảnh sát, công an mặc sắc phục, người lớn tốt bụng...

Có câu chuyện chứng minh không phải tránh xa người lạ mặt bao giờ cũng là “kim chỉ nan” cho mọi hành động. Có những tình huống ngặt nghèo, cha mẹ không ở bên thì trẻ cũng cần tìm kiếm sự trợ giúp của những người khác. Điều quan trọng trẻ cần học là nhận diện người tốt – xấu. Có đặc điểm dễ nhận biết nhất là những người lớn tốt bụng lạ mặt thì không bao giờ chủ động tiếp cận trẻ con và YÊU CẦU được giúp đỡ.

Quy tắc “Từ chối, Rời khỏi, Chia sẻ”

Trong tiếng Anh, quy tắc này có tên là “No, Go, Tell”. Khi gặp phải những hành vi không mong muốn, làm trẻ không thoải mái từ người lạ mặt, thậm chí là người quen như rủ rê, lôi kéo, ép buộc, đụng chạm... thì trẻ cần dứt khoát nói “Không”, từ chối những hành vi xâm hại, rời bỏ và chia sẻ với người đáng tin cậy.

Trong giao tiếp hàng ngày, cha mẹ cũng cần nhắc nhở các con không cần sợ hãi hay lo lắng khi có bất kỳ kẻ nào đe dọa hoặc làm tổn thương mình. Trong trường hợp có kẻ xấu đe dọa trẻ phải giữ bí mật thì trẻ nên thông báo cho cha mẹ và người thân biết. Ngoài ra, khi các bé không thích tiếp xúc với bất kỳ người nào, bé cũng nên chia sẻ cho cha mẹ biết và tránh xa những người mà bé không thích hay có những hành vi đụng chạm.

Mặt trái của nền kinh tế thị trường đã làm nảy sinh nhiều vấn đề xã hội phức tạp, trong đó có những yếu tố nguy cơ đe dọa đến sự an toàn của trẻ em. Tình trạng trẻ em bị bạo lực, bị xâm hại tình dục có xu hướng gia tăng và diễn biến phức tạp, gây bức xúc, nhức nhối trong xã hội. Xâm hại trẻ em trở thành vấn nạn ở nhiều quốc gia. Tại Việt Nam những năm gần đây, nạn xâm hại trẻ em ngày càng trở nên nghiêm trọng. Trẻ em ở bất kỳ độ tuổi nào đều có nguy cơ bị xâm hại tình dục, có em bị xâm hại ngay dưới mái trường hoặc trong chính ngôi nhà của mình.

Số liệu thống kê của Bộ Lao động Thương binh Xã hội, trong 5 năm (2011 – 2015) cả nước có 5.300 vụ xâm hại tình dục trẻ em. Điều đó có nghĩa trung bình mỗi 8 giờ trôi qua, một bé gái Việt Nam lại bị xâm hại. Các chuyên gia đều nhận định, con số ở thực tế còn cao hơn nhiều vì nhiều trường hợp chưa được khai báo hoặc biết đến do gia đình giấu diếm, sợ bị mang tiếng, gièm pha.

Theo Tổng cục cảnh sát phòng chống tội phạm Việt Nam, trung bình mỗi năm có 1.600 – 1.800 trường hợp xâm hại trẻ em bị phát hiện. Đáng chú ý là 93% tội phạm có mối quan hệ quen biết với nạn nhân, trong đó 47% kẻ xâm hại là họ hàng, người thân trong gia đình của nạn nhân.

Trong số các trường hợp xâm hại trẻ em thì có 2/3 số vụ là xâm hại tình dục. Trẻ em bị xâm hại tình dục thường có độ tuổi từ 12 – 15 tuổi và số lượng trẻ em dưới 6 tuổi bị xâm hại ngày càng gia tăng đáng báo động.

Xem thêm:

Nạn ấu dâm và những con số khiến nhiều người giật mình

5 cách nhận biết - khoanh vùng những kẻ ấu dâm Những tấm ảnh bóc trần lớp ngụy trang của kẻ ấu dâm Ấu dâm: Đừng để tất cả trở thành quá muộn Ấu dâm: sự nguy hiểm có thể đến từ những người quen Những poster đầy ám ảnh chống ấu dâm

https://news4.vnay.com.vn/v1/share_article/5115178/508e6ca5ced9abcdbb76cef437013bbb4d93ec61.html&


Cũ hơn Mới hơn


Danh mục tin tức

Từ khóa

Thông tin liên hệ

hỗ trợ trực tuyến
Bạn muốn tìm hiểu thêm thông tin về các khóa học và các hoạt động của Học viện Thành Công?
thông tin tuyển sinh
Bạn cần tìm hiểu thêm về các tiêu chí tuyển chọn học viên cho các khoá học?
các hoạt động sắp diễn ra
Các hoạt động và sự kiện sắp diễn ra sẽ được cập nhật tại đây. Đừng bỏ lỡ nhé!
Câu hỏi thường gặp

Xuất phát từ quan điểm giáo dục từ nguồn 3 gốc rễ của con người: GIỚI - ĐỊNH - TUỆ. TGD HVTC muốn đào tạo giới trẻ có đạo đức, kiên định và phát triển trí tuệ.

Tiêu chí phát triển toàn diện TÂM - THÂN - TRÍ - NGHỊ LỰC cho trẻ em.

Theo Minh triết Việt thì người Việt mình rất tài giỏi, thông minh, là dân tộc có chữ viết riêng trên mai rùa (gọi là chữ khoa đẩu), chữ viết này có trước cả chữ của người Trung Quốc cổ. Bộ lịch 12 con giáp, thuốc súng, giấy, đạo Lão (Lão Tử...) cũng có nguồn gốc của người Việt. Vì vậy, TGD HVTC muốn thổi hồn tinh thần chiến binh người Việt cổ cho các bạn trẻ với mong muốn các bạn sẽ sáng tạo không ngừng, mạnh mẽ không lùi bước trước khó khăn.

Rồng là linh vật đứng đầu trong tứ linh (Long, Ly, Quy, Phượng), là biểu tượng cho sức mạnh, quyền lực và ước vọng của người Việt. Đồng thời đó cũng là niềm tự hào về nguồn gốc dân tộc: Con Rồng Cháu Tiên.

Chương trình phù hợp cho các học viên độ tuổi từ 10 - 18 tuổi, với tiêu chí mong muốn phát triển toàn diện TÂM - THÂN - TRÍ - NGHỊ LỰC

Chương trình diễn ra vào 2 ngày thứ 7 và chủ nhật với 3 buổi học/ngày: sáng từ 8h30 - 12h, chiều từ 13h30 - 17h30, tối từ 19h đến 20h30.

BTC sẽ tổ chức chương trình tại địa điểm là các khách sạn 3 sao hoặc các địa điểm có chất lượng tương tự để đảm bảo cho các học viên điều kiện tốt nhất trong suốt thời gian tham gia khóa học.

GIẢI ĐÁP MỌI THẮC MẮC
CỦA PHỤ HUYNH VÀ SINH VIÊN

* Thắc mắc của bạn sẽ được phản hồi trong 24h. Xin cảm ơn!