Các khóa học đã đăng ký

Báo TIỀN PHONG: Chuyện chọn nghề của giới trẻ

Chuyện chọn nghề của giới trẻ

TPO - Ông Vũ Việt Anh, Tổng giám đốc Học viện Thành công chia sẻ về câu chuyện chọn nghề của các bạn trẻ hiện nay.

jhgvChuyện chọn nghề của giới trẻ

 

Chuyện chọn nghề của giới trẻ - ảnh 1


Thưa ông, là một nhà hoạt động giáo dục có uy tín, ông suy nghĩ thế nào về câu chuyện chọn nghề của các bạn trẻ hiện nay?

 

Có nhiều bạn trẻ ngày nay chọn nghề theo xu thế, chọn nghề theo định hướng của bố mẹ, theo cảm tính. Khi bắt tay vào làm việc thực tế thì thất vọng dẫn đến hệ quả là hiệu quả làm việc thấp, tâm lý chán nản hay nhảy việc.

Theo ông, vì sao có chuyện đổ xô chọn ngành “hot” rồi sau đó khổ vì ngành hot bởi… ra trường không kiếm được việc?

Trong thống kê của một cơ quan quản lý giáo dục, trong bối cảnh của nền kinh tế thị trường, nhiều thanh niên có xu hướng lựa chọn nhóm nghề kinh doanh, thương mại, dịch vụ (chiếm tỷ lệ 67,9% số người được hỏi). Điều này biểu hiện rõ nét nhất ở nhóm thanh niên học sinh (80,5%) và sinh viên (71,7%).

Nghề làm cán bộ, công chức (48%) và công nhân (42,8%) cũng là xu hướng lựa chọn tiếp theo, trong đó, nhóm thanh niên viên chức và học sinh có xu hướng lựa chọn nghề làm cán bộ, công chức nhiều hơn. Nhóm thanh niên nông thôn và công nhân có xu hướng lựa chọn nghề công nhân lao động có kỹ thuật trong các nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp cao nhiều hơn.

Điều đáng chú ý là có rất ít thanh niên lựa chọn công việc nghiên cứu khoa học (11,5%) và hoạt động chính trị (12,4%). Như vậy dẫn đến một hiện tượng là mất cân đối về nhu cầu, “khủng hoảng thừa” ở những ngành "hot", đặc biệt trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế như hiện nay.

 

Chuyện chọn nghề của giới trẻ - ảnh 2


Hậu quả của việc chạy theo trào lưu này là gì, thưa ông?

 

Hậu quả tất yếu là hiện tượng “khủng hoảng thừa” như hiện nay. Rất nhiều các bạn trẻ theo học các ngành "hot" đã không tìm được việc làm, hoặc mất việc làm khi những ngành "hot" không còn "hot" nữa. Điều này không chỉ gây những tâm lý tiêu cực, bi quan, mất niềm tin cho các bạn trẻ mà còn gây thiệt hại, lãng phí rất lớn cho ngân sách đầu tư cho giáo dục.

Việc thất nghiệp, mất việc làm là nguyên nhân gây khủng hoảng gia đình nhanh nhất. Những tâm lý tiêu cực nảy sinh như ‘bị mất giá’, đời sống thành trống rỗng và cảm giác trở thành người thừa thãi vô tích sự… Những tâm cảm tiêu cực này có thể biến họ thành con người suy nhược tâm lý nặng nề. Thậm chí dẫn đến mất luôn ý chí phấn đấu, không còn muốn sống nữa.

Nhiều bạn sinh viên ra trường đang phải đối diện với cảnh không kiếm được việc làm, theo ông, điều này có phải một phần từ nguyên do chọn nghề của họ?

Chọn nghề là nguyên nhân đầu tiên phải kể đến. Nhưng đó không phải là tất cả. Đó chỉ là nguyên nhân bên ngoài, những nguyên nhân bên ngoài đó chúng ta không làm chủ được, không thay đổi cũng như kiểm soát được. Còn một nguyên nhân nữa là nguyên nhân bên trong của mỗi chúng ta, đó là cần làm chủ mọi suy nghĩ, cảm xúc để có thể ứng phó với mọi điều kiện của cuộc sống.

Tuy nhiên không phải bạn trẻ làm cũng hiểu và làm chủ được chính bản thân mình vì vậy cuộc sống của họ luôn bị những nguyên nhân khách quan, bên ngoài tác động.

 

Chuyện chọn nghề của giới trẻ - ảnh 3


Phải chăng là nền giáo dục đang thể hiện sự bất hợp lý, và người học đang không biết thực sự mình muốn gì?

 

Việc bất hợp lý trong giáo dục đã được đề cập đến rất nhiều. Ngay cả Bộ giáo dục - đào tạo hiện nay cũng có những điều chỉnh về tuyển sinh, như tạm dừng mở các ngành đào tạo đang thừa “đầu ra” như tài chính ngân hàng, quản trị kinh doanh, kế toán.

Về phía các bạn trẻ cũng cần phải có những hiểu biết về bản thân và những kỹ năng cơ bản để biết định hướng được tương lai của mình. Tôi đã làm những cuộc phỏng vấn với các bạn trẻ trước khi tham gia các khóa học kỹ năng mà tôi đã từng hướng dẫn.

Kết quả cho thấy có đến hơn 90% các bạn trẻ không biết được mình thực sự muốn gì, không biết xác định mục tiêu, mục đích sống, không biết các kỹ năng lập kế hoạch và quản lý thời gian.

Làm thế nào để chọn được ngành đúng, thưa ông?

Điều đầu tiên, các bạn trẻ cần có một bảng tự đánh giá bản thân theo công thức ma trận SWOT: Điểm mạnh – Strengths, Điểm yếu – Weaknesses, Cơ hội- Oppoturnity, Nguy cơ – Threatens.

Để xây dựng mô hình phân tích SWOT của riêng bạn từ đó lập kế hoạch cho sự nghiệp, hãy xem xét tình hình hiện tại của bạn: bạn có những ưu điểm nổi trội nào? Những việc mà ban có thể làm tốt hơn người khác?

Song song với điều đó, bạn cũng cần nhận thức được những điểm yếu của bản thân: Đâu là thói quen xấu của bạn trong công việc (ví dụ, bạn thường hay trễ giờ, làm việc không có kế hoạch, nóng tính, thiếu khả năng kiểm soát căng thẳng)? Đâu là công việc bạn hay trốn tránh vì không tự tin mình có thể làm tốt?.

 

Chuyện chọn nghề của giới trẻ - ảnh 4


Lưu ý rằng, để liệt kê những đặc điểm này, bên cạnh suy nghĩ chủ quan, bạn cũng rất cần những nhận xét khách quan từ những người xung quanh.

 

Từ các mặt mạnh-yếu của mình, bạn sẽ có thể hình thành một bức tranh tổng thể với các cơ hội bắt nguồn từ những ưu điểm của bản thân, và các nguy cơ có thể dẫn đến từ những yếu điểm của bản thân.

Dựa vào bảng phân tích nói trên, bạn có thể dễ dàng vạch ra cho mình một lộ trình nhằm phát huy điểm mạnh và hạn chế điểm yếu của mình và xác định những cơ may và hiểm hoạ trong lĩnh vực nghề nghiệp mà bạn đã lựa chọn. Ngoài ra, bạn còn cần trang bị cho mình những yếu tố không thể thiếu trong mọi thành công, đó chính là ước mơ, và đam mê.

Khi được các học viên của mình hỏi về bí quyết thành công, tôi vẫn thường đáp lại các em “3 chữ vàng”: THÍCH NGHI - ĐÁP ỨNG - PHÁT TRIỂN. Đó là quy luật cuộc sống mà bất cứ một sinh vật sống nào cũng phải tuân theo.

Xin cảm ơn ông!

Hương Thảo thực hiện

https://www.tienphong.vn/hoc-sinh-sinh-vien/chuyen-chon-nghe-cua-gioi-tre-667518.tpo

 


Cũ hơn


Danh mục tin tức

Từ khóa

Thông tin liên hệ

hỗ trợ trực tuyến
Bạn muốn tìm hiểu thêm thông tin về các khóa học và các hoạt động của Học viện Thành Công?
thông tin tuyển sinh
Bạn cần tìm hiểu thêm về các tiêu chí tuyển chọn học viên cho các khoá học?
các hoạt động sắp diễn ra
Các hoạt động và sự kiện sắp diễn ra sẽ được cập nhật tại đây. Đừng bỏ lỡ nhé!
Câu hỏi thường gặp

Xuất phát từ quan điểm giáo dục từ nguồn 3 gốc rễ của con người: GIỚI - ĐỊNH - TUỆ. TGD HVTC muốn đào tạo giới trẻ có đạo đức, kiên định và phát triển trí tuệ.

Tiêu chí phát triển toàn diện TÂM - THÂN - TRÍ - NGHỊ LỰC cho trẻ em.

Theo Minh triết Việt thì người Việt mình rất tài giỏi, thông minh, là dân tộc có chữ viết riêng trên mai rùa (gọi là chữ khoa đẩu), chữ viết này có trước cả chữ của người Trung Quốc cổ. Bộ lịch 12 con giáp, thuốc súng, giấy, đạo Lão (Lão Tử...) cũng có nguồn gốc của người Việt. Vì vậy, TGD HVTC muốn thổi hồn tinh thần chiến binh người Việt cổ cho các bạn trẻ với mong muốn các bạn sẽ sáng tạo không ngừng, mạnh mẽ không lùi bước trước khó khăn.

Rồng là linh vật đứng đầu trong tứ linh (Long, Ly, Quy, Phượng), là biểu tượng cho sức mạnh, quyền lực và ước vọng của người Việt. Đồng thời đó cũng là niềm tự hào về nguồn gốc dân tộc: Con Rồng Cháu Tiên.

Chương trình phù hợp cho các học viên độ tuổi từ 10 - 18 tuổi, với tiêu chí mong muốn phát triển toàn diện TÂM - THÂN - TRÍ - NGHỊ LỰC

Chương trình diễn ra vào 2 ngày thứ 7 và chủ nhật với 3 buổi học/ngày: sáng từ 8h30 - 12h, chiều từ 13h30 - 17h30, tối từ 19h đến 20h30.

BTC sẽ tổ chức chương trình tại địa điểm là các khách sạn 3 sao hoặc các địa điểm có chất lượng tương tự để đảm bảo cho các học viên điều kiện tốt nhất trong suốt thời gian tham gia khóa học.

GIẢI ĐÁP MỌI THẮC MẮC
CỦA PHỤ HUYNH VÀ SINH VIÊN

* Thắc mắc của bạn sẽ được phản hồi trong 24h. Xin cảm ơn!